Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông.

Thứ tư - 28/12/2016 19:08
Giữ ấm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi trời rét là mối quan tâm hàng đầu của mỗi cha mẹ. Dưới đây là những bí quyết giúp chăm sóc tốt sức khỏe cho trẻ khi mùa đông đến.
Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông.

Ăn uống nóng và đủ chất
Khí hậu khô hanh, những thực phẩm chứa nhiều nước rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn như củ cải có thể chữa ho và tiêu đờm, thông cổ họng, đồng thời lại rất mát cho cơ thể, giải độc.
Vào mùa đông, trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhưng nếu nạp đầy đủ các loại vitamin có thể tăng cường chức năng miễn dịch. Một số loại rau phổ biến trong mùa đông rất phong phú các loại vitamin như cải bắp, cải chíp, củ cải, đậu, rau diếp, khoai lang, khoai tây… và phụ huynh nên liên tục thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể điều tiết sự hấp thu và bài tiết thực phẩm, ngăn táo bón, xả chất độc trong cơ thể. Ngoài ra, chất xơ còn có vai trò kiểm soát cân nặng.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn, thức uống có nước đá hay những đồ ăn mới lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh. Tất cả các loại thực phẩm có nhiệt độ dưới 25°C đều cần hâm nóng trước khi cho trẻ ăn hoặc uống.
Ở trường tại mỗi lớp học nhà trường cần trang bị bình ủ nước nóng và bình nước nguội để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh của trẻ. 
Bữa ăn của trẻ trong những ngày mùa Đông luôn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặc đủ ấm
Chúng ta nên lưu ý đến 4 vị trí trên cơ thể của trẻ cần giữ ấm: bàn chân, ngực, cổ và đầu. Đối với các trẻ đang còn bú mẹ, trong khi bú trẻ rất dễ vã mồ hôi ở lưng và đầu nên chú ý lau khô mồ hôi cho trẻ ngay sau khi trẻ vừa bú xong và chẩn bị ngủ.
Phụ huynh cần chú ý khi đưa con đi học buổi sáng sớm nên chú ý giữ ấm cho con, nhất là vùng mũi của trẻ. Không khí lạnh buổi sáng là nguyên nhân chính của các bệnh về đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em.

Vào đêm mùa đông, nhiệt độ thường xuống rất thấp nên việc ủ ấm cho trẻ là rất quan trọng. Đa số trẻ em bị nhiễm lạnh dẫn tới viêm đường hô hấp trên là do cha mẹ để các em ngủ ở những nơi không đủ ấm, hoặc không mặc đủ ấm khi ngủ, ngủ trong phòng máy lạnh với nhiệt độ quá thấp.
Do vậy, khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Bên cạnh đó, nên chú ý thay quần áo và lau khô người cho trẻ khi các em chơi đùa vã mồ hôi tránh để mồ hôi lại thấm ngược vào trong cơ thể.
Chúng ta nên chọn cho trẻ những loại quần áo lót cotton mỏng, dễ thấm mồ hôi. Hạn chế mặc quần đùi hoặc các loại quần thun cho trẻ.
Những ngày nhiệt độ xuống thấp, các cô không nên cho trẻ chơi ngoài sân mà tổ chức các trò chơi ngay trong lớp học. Nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giữ ấm và giữ sức khỏe cho trẻ.
Giấc ngủ trưa của trẻ khi ở trường phải được đảm bảo sức khỏe của trẻ, được trải đệm và chăn đắp cho trẻ đủ ấm.
Vệ sinh thân thể
Những ngày nhiệt độ xuống thấp, đôi khi các bà mẹ ngại tắm cho con vì sợ con lạnh. Trẻ rất khó chịu vì ngứa ngáy những vùng bẹn, nơi thường chảy nhiều mồ hôi khi trẻ hoạt động.
Cách tốt nhất là chúng ta vẫn tắm cho trẻ bình thường và tắm bằng nước nóng trong phòng kín gió, không nên kéo dài thời gian tắm. Lau khô và sấy khô tóc cho trẻ liền sau khi tắm. Cần dặn dò trẻ luôn giữ chân tay sạch sẽ, tránh bốc đồ ăn bằng tay để tránh mắc bệnh tiêu chảy mùa đông.
Cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng nước ấm. Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát trùng họng cho trẻ, tránh sự thâm nhập và phát triển của các vi khuẩn. Đây là biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng, viêm amidan ở cả người lớn và trẻ em.
Rửa tay cho mẹ và cho trẻ: Rửa tay thường xuyên là việc đơn giản nhưng hiệu quả nhất để đánh bật vi trùng gây cảm. Vì thế, cần rửa tay của mình sau khi thay tã hoặc xỉ mũi cho con, cũng như trước khi chuẩn bị đồ ăn.
Đồng thời, cũng nên rửa tay cho trẻ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi bé đi nhà trẻ (mẫu giáo) hoặc ra bên ngoài về.

Tác giả: sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay294
  • Tháng hiện tại24,923
  • Tổng lượt truy cập3,209,708
Thực đơn
Bữa sáng:


 - MG: Bánh mì ốp la
 - NT: Cháo thịt khoai tây.
- Sữa bột: Grow plus

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Thịt kho xúc xích nước dừa tươi.     
- Canh: Khoai tây, củ dền, cà rốt nấu mộc
  

Bữa xế:

Bánh pudding
(TT)

Bữa chiều:

Bún cá diêu hồng nấu ngót
(Bún, cá, cần tây, cà chua, giá, me).

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây