Những thay đổi tâm lý lần đầu đến trường

Thứ năm - 07/05/2015 17:55
Những thay đổi tâm lý lần đầu đến trường

Những ngày đầu tiên đến trường là sự kiện rất lớn mà bé phải trải qua trong tâm trạng lo lắng, bồn chồn, sợ hãi.

Những thay đổi tâm lý lần đầu đến trường


Có những trẻ nhỏ lần đầu đến trường không tránh khỏi bỡ ngỡ, xa lạ, trong đó có những trẻ ở độ 3 tuổi, bắt đầu tập xa cha mẹ để đến với một môi trường hoàn toàn xa lạ, vì vậy, những khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Một số trẻ lần đầu tiên đi học có biểu hiện sợ hãi như khóc la, phản kháng, không chịu đến trường. Có trẻ sợ bạn bè trêu chọc nên cũng không chịu đi học. Ngoài ra biểu hiện sợ xa mẹ cũng thể hiện qua những triệu chứng rối loạn ăn uống hoặc rối loạn giấc ngủ. Những trẻ lo lắng sẽ có biểu hiện thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, thậm chí thường xuyên rối loạn tiểu tiện (như đái dầm, nín tiểu). 


Vì vậy cần là gì để giúp trẻ nhanh thích nghi với môi trường mới

Đối với phụ huynh

giải thích cho trẻ điều gì đang xảy ra bằng lời nói một cách rõ ràng theo từng lứa tuổi của trẻ, không nói dối, không lẫn tránh. Cho trẻ có thời gian để thích nghi dần với môi trường mới: bắt đầu bằng việc tham quan trường học, quan sát các bạn chơi, dần dần tiếp cận với trò chơi; khi đi học thì nên bắt đầu bằng thời gian ngắn nhất như 1 giờ, rồi tăng lên dần theo thời gian. Ngoài ra, thái độ và hành động của cha mẹ là điều rất quan trọng với trẻ, đó là thái độ đưa con đi học, đón con về, trò chuyện cùng con, chơi cùng con.

Cha mẹ luôn tạo cho trẻ thú vui đi học, trò chuyện cùng trẻ về niềm vui ở trường, điều gì xảy ra, mối quan hệ với cô giáo và các bạn,… Cần tránh nói đến những gợi ý không tích cực như “Cô có đánh con không?”, “Bạn có dành đồ chơi của con không?” vì những gợi ý này sẽ tạo ấn tượng không đẹp đối với trẻ. 

Đối với nhà trường

Với những trẻ khó thích nghi, các cô giáo cần cho phép phụ huynh được vào chung với trẻ trong một thời gian đầu, để mẹ và cô làm công việc chuyển tiếp, để tập cho trẻ thích nghi dần với môi trường mới. Tránh việc hù dọa, đánh đập trẻ: Sự ân cần của cô giáo là luôn cần thiết đối với trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay399
  • Tháng hiện tại49,706
  • Tổng lượt truy cập3,176,266
Thực đơn
Bữa sáng:

- Mẫu giáo: Bánh bao 
- Nhà trẻ: Cháo thịt đậu xanh
Sữa bột:  Grow plus   

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn:  Cá hú kho thơm
- Canh: Đu đủ-đậu xanh thịt nạc
 

Bữa xế:

Rau câu
(LN)

Bữa chiều:

Bún nấu lươn lá giang, cà chua, giá, rau thơm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây