Kiên nhẫn để bình an con nhé!

Thứ năm - 09/04/2015 13:33
Kiên nhẫn để bình an con nhé!

Sẽ có lúc bạn cầu mong nhóc tì của mình có thể chịu khó ngồi yên đôi chút! Và dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng...

Trên máy bay...
Thường thì các bé dưới 2 tuổi hay được bay miễn phí nhưng vẫn phải ngồi chung với mẹ. Mẹ nên chuẩn bị tâm lý trước là sẽ phải ngồi cùng con, thế nên không gian sẽ không được rộng rãi cho lắm - và hoàn toàn không có chỗ để bé thỏa sức lăn lê bò toài.

Mà điều này đối với các nhóc là một cực hình. Thế nên, bé sẽ rất dễ quấy khóc khi bắt đầu cảm thấy bức bối.

Tuy chỗ ngồi trên máy bay (đặc biệt là hạng phổ thông) luôn không được thoải mái cho lắm, nhưng dù sao bạn vẫn được bố chí một bàn gấp cho con - và đó sẽ là nơi giúp bé thư giãn suốt chuyến bay: tô màu, vẽ, bày đồ chơi...

Khi máy bay cất và hạ cánh, mẹ hãy cho bé uống sữa, uống nước bằng bình liên tục. Hoạt động cơ hàm sẽ giúp bé không bị ù tai và mệt mỏi dẫn đến bé gào khóc. Hãy cố gắng cho cục cưng uống thật nhiều nước hoa quả, sữa hoặc nước lọc, vì không khí trong máy bay rất khô, bé dễ bị mất nước.

Để dụ bé ngồi yên, bạn có thể cho bé vài chiếc bánh quy (loại dành cho bé) và rung nhẹ đùi (có bé ở trên) nhằm làm dịu cảm giác khó chịu cho bé.

Ở những chặng bay dài, một số hãng sẽ trang bị nôi em bé. Tuy nhiên, thường mỗi chuyến bay chỉ có một đến hai chiếc, vì thế bạn nên đặt sớm phòng trường hợp hết nôi.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tã giấy, sữa, thức ăn em bé, chén muỗng nhựa, bánh, chuối, giấy ướt, đồ chơi bé ưa thích, một bộ quần áo dự phòng (để thay nếu bé lỡ bị ướt), áo lạnh, khăn, dầu thoa cho em bé khi da, môi quá khô...

Xếp hàng...
Đối với trẻ em, đứng hoài một chỗ là việc cực kỳ khó! Tại sao phải đợi chờ nhỉ, và bọn nhóc sẽ tìm cách phản kháng.

Dễ thấy nhất là bé sẽ khóc ré lên. Và các ông bố, bà mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm bắt đầu cuống cuồng bế con lên, đỏ mặt xin lỗi mọi người để xin được quyền ưu tiên tiến lên phía trước (thanh toán ở siêu thị, xếp hàng chơi cầu tuột, xếp hàng trước ATM...).

Nhưng, vô hình trung, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của bé sau này. Bé sẽ tự lập ra cho mình một phản ứng "nếu... thì..." đầy tính tiêu cực như "Nếu mình muốn món đó, thì mình chỉ cần khóc thật to!" chẳng hạn.

Ngoài ra, hãy rèn luyện tính kiên nhẫn cho bé ở mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như xếp hàng đi rửa tay trước bữa ăn ở nhà trẻ, bé cần phải chờ đến lượt mình chứ không thể chen chúc để rửa tay trước cho nhanh. Thầy cô phải dừng lại để chỉnh đốn hàng ngũ và nhắc nhở các bé về kỷ luật.

Thường xuyên kể cho bé nghe những câu chuyện nhỏ về tính kiên nhẫn, để bé thấy kiên nhẫn có tác dụng thế nào, và thiếu kiên nhẫn sẽ gây hậu quả ra sao. Sau khi kể chuyện, nên để bé tự đánh giá và suy nghĩ về câu chuyện bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho bé.

Đừng nghĩ chuyện này là vô ích, trẻ 2 tuổi đã hiểu được rất nhiều điều. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn và bé gắn kết với nhau hơn.

Hãy kể cho bé những câu chuyện về tính kiên nhẫn, để bé thấy kiên nhẫn có tác dụng thế nào, và thiếu kiên nhẫn sẽ gây hậu quả ra sao?

Trong xe hơi...
Bạn có biết một vụ đụng xe ở tốc độ 50 km/h sẽ hất một em bé 2 tuổi về phía trước với một lực trên 200 kg, ngang với sức nặng của một chú voi con không?

Khi cho bé đi ô tô, đôi khi vì chiều theo sở thích của trẻ mà một số phụ huynh "liều mình" cho bé ngồi cạnh ghế lái, đứng chơi tự do trong xe, hoặc thậm chí ngồi trong lòng bố mẹ, sát vào vô lăng, mặc dù trên tất cả các xe có túi khí đều có biểu tượng cảnh báo: "Trẻ em có thể chết bởi túi khí. Ghế sau là ghế an toàn nhất cho trẻ em".

Hãy tập cho bé tính kiên nhẫn ngay cả khi ở trong ô tô. Khi đã vào xe, bé phải ngồi thật ngay ngắn, an toàn... Mẹ chỉ nên đóng cửa xe sau khi đã kiểm tra kỹ, phòng trường hợp làm kẹt tay chân, quần áo hay những vật dụng khác khi dập mạnh cửa xe.

Khi bé đã ngồi trong xe phải khóa chốt cửa an toàn, không để bé táy máy kéo mở chốt, không tì người lên cửa, không mở cửa kính thò đầu, tay ra ngoài. Có rất nhiều mối nguy hiểm bất ngờ xảy ra trong những tình huống như vậy mà các bà mẹ không thể lường trước được.

Vị trí an toàn nhất trong xe hơi là phía sau ghế lái, tốt nhất là ở giữa. Khi cho bé đi xe hơi, nếu có điều kiện, bạn nên ưu tiên vị trí này cho bé, chỉ cho bé ngồi phía trước cạnh ghế lái khi thật cần thiết. Bạn cũng nên dạy cho bé thói quen sử dụng dây an toàn nếu có điều kiện.

Ở Việt Nam hiện nay, do tốc độ đi xe chậm nên mọi người chưa quan tâm đến việc thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ô tô. Việc thắt dây an toàn khi đi ô tô cũng là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ người đi xe, thế nên mẹ cần tập cho bé thói quen thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô ngay từ khi còn nhỏ.

Ngoài ra, bạn có thể chọn các loại ghế dành cho trẻ em với các độ tuổi khác nhau: ghế có chân hoặc không chân ngồi quay ngược cho trẻ sơ sinh, ghế sử dụng hai chiều, ngược và xuôi...

Cho dù trang bị loại ghế nào cho con, thì các ông bố, bà mẹ cũng cần lưu ý một số khuyến cáo của các tổ chức an toàn trên thế giới đối với ghế trẻ em như sau:

- Tất cả trẻ em dưới 12 tuổi phải luôn luôn ngồi ghế sau. Điều này giúp giảm 36% tỷ lệ rủi ro gây ra cái chết của trẻ em.
- Bé bắt buộc phải có ghế riêng dành cho trẻ em, hoặc phải có người giữ chắc trong lòng cho đến khi trẻ có thể tự ngồi trong xe và đeo dây an toàn.
- Tuyệt đối không đặt loại ghế quay ngược mặt phía trước vào ghế trước với túi khí hoạt động.
- Luôn sử dụng loại ghế quay ngược lại dành cho trẻ em khi trẻ nặng dưới 15 kg.
- Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của xe và loại ghế dành cho trẻ em (trong đó có đầy đủ thông tin về vị trí ngồi tốt nhất cho trẻ).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay636
  • Tháng hiện tại23,341
  • Tổng lượt truy cập3,433,164
Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây