Chảy máu cam ở trẻ em – Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ

Thứ sáu - 10/02/2017 19:28
Chảy máu cam là hiện tượng báo hiệu trẻ bị thiếu hụt vitamin C, hoặc do nóng trong người. Tuy nhiên nếu chứng chảy máu cam diễn ra thường xuyên với tần suất nhiều hơn thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ vì có thể trẻ mắc bệnh lý nguy hiểm.
Chảy máu cam ở trẻ em – Nguyên nhân và cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng. Vậy vì sao trẻ bị chảy máu cam và làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ?

nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam 1

Vì sao trẻ bị chảy máu cam?

Hơn 90% trường hợp chảy máu mũi có nguyên nhân là những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi. Đây cũng là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có những tình huống do trẻ tò mò, hiếu kỳ chơi các bộ phận nhỏ, chúng cho vào mũi rồi quên nó đi hoặc là sợ để người lớn biết và chảy máu cam là không thể tránh khỏi.

– Khối u ở hốc mũi: Có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Hầu hết các trường hợp của trẻ em là lành tính hơn ác tính. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có sự kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

– Độ ẩm: Kiểm tra mức độ ẩm trong phòng em bé là do không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam.

– Thời tiết: Một nguyên nhân rất thường gặp trong mùa hè là trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.

– Viêm mũi mãn tính: Một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.

– Sự thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu… tất cả những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.

– Ngoài ra, trẻ còn bị chảy máu mũi ở ngoài hốc mũi do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết – đây là những loại bệnh lý cũng hay gặp ở trẻ em. Ngoài ra bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh.

Làm gì khi trẻ nhỏ bị chảy máu cam

Chảy máu cam thường không có một dấu hiệu nào được báo trước. Lúc trẻ đang chơi đùa, ăn uống, ngồi học bài và có khi là đang ngủ… hiện tượng chảy máu cam vẫn có thể xuất hiện. Khi gặp triệu chứng chảy máu cam, hầu hết các bé đều rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng hốt.

Vì thế, để giúp trẻ thoát khỏi sự lo lắng, ba mẹ nên bình tĩnh, nhẹ nhàng vỗ về an ủi bé. Đồng thời hướng dẫn bé ngồi thẳng lưng, hơi ngửa cổ về phía sau một chút, dùng hai tay bịt mũi trẻ thật chặt ngăn cho máu không chảy tiếp. Không nên ngửa quá về phía sau, máu sẽ chảy vào hộc mũi và bao tử, có thể gây cảm giác khó chịu cho trẻ.

Mẹ nên dùng bông gòn sạch bịt vào lỗ mũi và căn dặn trẻ không được nuốt máu, nếu không sẽ dẫn tới việc ói mửa, đau bụng. Nên giữ trẻ trong tư thế này khoảng 10 phút, đến khi đảm bảo máu không chảy nữa mới thôi. Nếu trường hợp đã sơ cứu nhưng máu vẫn tiếp tục chảy không ngừng thì có khả năng trẻ đã mắc phải bệnh hemophilie hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu, cách tốt nhất là nên đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Tuyệt đối không để trẻ cho các dị vật vào trong hốc mũi, vừa tổn thương vùng mũi vừa làm giảm khả năng đường hô hấp. Việc giữ và cân bằng nhiệt độ cho cơ thể trẻ dù là trong mùa nắng hay lạnh cũng nên được chú trọng. Khi máu đã ngưng hẳn, hãy dùng bông sạch thấm nước muối sinh lý, vắt hơi khô rồi lau nhẹ mũi. Một tuần mẹ nên làm vệ sinh mũi cho trẻ 1-2 lần, nhưng không nên làm nhiều quá sẽ khiến cho viêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương hơn. Nên đưa trẻ tới bác sĩ khi trẻ gặp phải tình trạng chảy máu nhiều, nhanh hoặc có những triệu chứng kèm theo như: nôn ói, nổi mẩn đỏ, mệt, khó thở, da xanh nhợt nhạt, nhức đầu, hoa mắt… Ba mẹ chỉ nên sơ cứu để hạn chế khả năng chảy máu chứ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc..

Đừng quá chủ quan nếu hiện tượng chảy máu cam ở trẻ vẫn diễn ra thường xuyên với tần suất nhiều hơn. Trong trường hợp này, có khả năng trẻ đang xuất hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư máu, rối loạn máu hay ung bướu vùng mũi… Những trường hợp này cần đưa trẻ đi khám ngay để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn.

nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam 2
 

Chế độ ăn uống cho trẻ bị chảy máu cam:

Đây cũng là một trong những việc cần làm của ba mẹ khi trẻ mắc phải chứng chảy máu cam. Thực phẩm không chỉ giúp trẻ bổ sung thêm lượng máu đã mất mà còn giúp cơ thể giảm thiểu được tình trạng nóng bức, khó chịu. Đặc biệt là các loại rau, củ, quả tươi, chứa nhiều vitamin C, canxi như cam, chanh, quýt, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, hoa kim châm, cá thu, cá trích, cá bơn sao… Để trẻ không thấy ngán, mẹ nên chế biến đa dạng các loại thực phẩm này dưới nhiều hình thức khác nhau như ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh, súp…

Một số trường hợp khác, ba mẹ có thể cho trẻ uống thêm vitamin C theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn. Một vài bài thuốc cổ truyền từ hoa hòe, hoa kim châm, lá sen… đem hãm lấy nước uống cũng giúp ngăn ngừa việc chảy máu cam ở trẻ rất hữu hiệu. Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nóng như ớt, tiêu, các loại nước ngọt có ga… Một chế độ ăn uống đầy đủ chất, hợp lý cùng những biện pháp chăm sóc con trẻ tốt trong thời tiết chuyển giao sẽ giúp trẻ hạn chế được nhiều bệnh tật.

Chảy máu cam tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng dễ khiến trẻ hoang mang, sợ hãi, làm gián đoạn đến quá trình học tập và sinh hoạt. Trong nhiều trường hợp, bệnh kéo dài sẽ làm mất máu, nặng hơn là nguy cơ mắc chứng u xơ vòm mũi họng.

Những bài thuốc chữa chảy máu cam cho trẻ

– Một tuần khoảng 3-4 lần, lấy ngó sen tươi hầm cùng móng giò hoặc lươn nấu cùng lá ngải cứu cho trẻ ăn
cũng giúp trẻ hạn chế được tình trạng chảy máu cam.

– Lá hoa hiên (hoa kim châm) rửa sạch, ép lấy nước hoặc cho vào nồi, cô đặc lại, lấy nước đó cho trẻ uống trong ngày, bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn hoa hiên chưa qua chến biến vì có khả năng gây ngộ độc.

– Khi trẻ chảy máu cam, mẹ có thể lấy lá xương sông, lá dâu, lá nho non hoặc lá bạc hà còn tươi, vò nát cho vào hốc mũi sẽ có tác dụng cầm máu.

– Cung cấp nước thường xuyên để giữ độ ẩm cũng là biện pháp mẹ nên làm cho trẻ để ngăn ngừa chảy máu cam.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị chảy máu cam

(Mẹ bé Bo): Bé Bo nhà mình hay bị chảy máu cam lắm. Mới đầu mình chỉ nghĩ là do di truyền vì ngày trước mình cũng hay bị chảy máu cam, sau rồi tự khỏi. Nhưng mình khoảng 6-7 tuổi mới bị, bị chỉ một tý rồi cầm ngay. Nhưng Bo bị sớm hơn mà nhiều hơn. Có hôm sang ngủ dậy thấy gối con đẫm máu. Mình biết là như vạy hại sức khoẻ lắm. Theo các mẹ thì mình nên cho Bo đi khám Tây y hay đông y? Có ai biết vì nguyên nhân của bệnh chảy máu cam không, nói cho mình biết với.

(Mẹ bé Bee): Bạn để ý xem bé nhà bạn có hay có tay vào ngoáy mũi không? nếu thường xuyên ngoáy mũi nó cũng là 1 nguyên nhân đấy. Bạn lấy lá nhọ nhồi nhã ra và đắp vào mũi nó sẽ khỏi đấy. Nếu bạn dùng mà không thấy khỏi thì nên đưa bé đến bác sỹ khám xem thế nào nhé.

(Mẹ bé Mít): Con trai mình trước cũng bị chả máu cam khá nhiều, bố mẹ nhìn thấy khiếp lắm. Thương lắm.

Cách chữa (có người mách) rất đơn giản, bây giờ bé không bị nữa.

Kinh nghiệm của mình rút ra.

Nguyên nhân:

– Thời tiết khô, trẻ niêm mạc mũi mỏng nên hay bị vỡ mạch máu gây chay máu mũi.
– Đặc biệt lưu ý với điều hòa để lạnh. Người lớn thì thấy mát nhưng trẻ sẽ bị ảnh hưởng ngay. Vì khi lạnh điều hòa dẫn đến khô => chảy máu cam. Kinh nghiệm xương máu của mình đấy khi 1 lần cho cháu đi siêu thị Nano để lạnh quá, con trai vào được khoảng 30 phút thì chảy máu cam kinh khủng. Phát hoảng! Chú bảo vệ bảo bế cháu ra ngay, cháu lạnh. Mình cho con ra ngay, một tí thì hết. Chắc chú bảo vệ đã chứng kiến nhiều trẻ bị như vậy ở đó. Ở nhà mình sơ ý có hôm để điều hoà 17 độ, bé chị chảy máu cam ngay.

– Trẻ mới đi học, khóc làm mũi căng ra thì phải nên giai đoạn này nhiều trẻ hay bị chảy máu cam, con nhà mình cũng vậy.

– Cơ địa từng trẻ khác nhau.

Cách chữa:

– Khi bị chảy máu cam bế ngửa bé ra một lát sau máu đông sẽ ko chảy nữa. Khi khô ko được cạy vảy ra, để vài hôm rồi lau bằng khăn nhẹ cho ra dần.

– Cho trẻ uống Vitamin C. Mình cho con trai uống Juvit C. Giọt. Dễ uống lắm. Mình thấy rất hiệu quả. Con mình 3 tuổi, ngày uống 1 lần 12 giọt. Mà lâu lắm rồi mình cũng không cho uống lại nữa.

Các bố mẹ thử áp dụng xem sao nhé.

(Mẹ bé Cốm): Chia sẻ tâm trạng của mẹ nó. Thằng cu mình cũng bị chảy hoài nè. Chảy từ nhỏ, giờ gần 28 tháng lâu lâu vẫn chảy. Nhất là lúc ngủ. Sáng ra thấy drap, gối mới hay con bị chảy máu cam. Mẹ nó ơi không sao cả đâu. Kinh nghiệm bao ngày tháng hỏi thăm tình hình thì mẹ nó chỉ cần để ý tí xíu thôi:

– Bé chảy 1 bên mũi hay 2 bên?
– Bé có hay ngoáy lỗ mũi không?
– Bé có hiếu động lắm không?
– Bé có bị nóng hoặc lạnh quá không?
– Bé ăn nhiều đạm quá không?

Nói chung là không đáng lo lắm đâu mẹ nó ạ. Con mình tần suất chảy máu dày khủng khiếp, 1 tuần bị 3-4 lần, bị toàn buổi tối. Mình đã đi khám tai mũi họng cho bé kèm xét nghiệm máu. Bác sĩ bảo chẳng có gì cả, tất cả đều tốt. Chỉ tại do bé ngoáy mũi khi ngủ, mao mạch ở mũi mỏng thì chảy máu cam thôi. Mẹ nó tăng cường vitamin C hoặc cho uống nhiều nước cam chanh và ăn đồ mát là ok nhá.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay860
  • Tháng hiện tại26,385
  • Tổng lượt truy cập3,464,976
Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây