PHƯƠNG PHÁP DẠY CON TẬP ĐỌC NHANH VÀ HIỆU QUẢ

Thứ năm - 13/04/2017 19:06
Sắp vào lớp 1 nhưng bé Jun nhà tôi đã có thể đọc vanh vách. Chúng ta cùng tham khảo phương pháp dạy con tập đọc hiệu quả nhé!
Cách dạy bé đọc chữ hiệu quả
Cách dạy bé đọc chữ hiệu quả

Tips nhỏ dạy con sớm đọc thành thạo 
 

Là giáo viên tiểu học, đồng thời còn là một bà mẹ trẻ, dạy con đọc chữ luôn là một trong những niềm đam mê lớn nhất của tôi. Khi Jun – con trai đầu của tôi bước sang tuổi thứ 3, tôi đã bắt đầu dạy con những chữ cái cơ bản đầu tiên. Đến nay, khi chỉ còn một mùa hè nữa là vào lớp 1, con đã có thể đọc vanh vách những quyển sách văn học dài tập. Đương nhiên, tôi không khuyến khích các bà mẹ dạy ép trẻ trước tuổi lên 6 – lứa tuổi đã được các nhà khoa học khẳng định là phù hợp cho trẻ học chữ. Tuy nhiên, có con biết đọc, biết viết sớm vẫn luôn là niềm tự hào của những ông bố bà mẹ Việt.

Tôi xin chia sẻ với các mẹ phương pháp dạy con học chữ của bản thân mình. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Chỉ xin các mẹ một lưu ý: Hãy bắt đầu khi thấy con đã sẵn sàng.

1. Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

Khi dạy con phát âm từng chữ cái đầu tiên, tôi luôn chỉ mặt chữ thật cụ thể kèm theo vô vàn những ví dụ. Có hai cách để tạo sự hứng khởi và nhớ lâu cho trẻ. Đó là sử dụng những tấm card nhỏ in hình chữ cái kèm hình ảnh hoặc chỉ cho con những chữ cái xuất hiện trong môi trường xung quanh như các biển báo giao thông, biển hiệu quảng cáo, nhãn hiệu thực phẩm, quần áo, tạp chí…. Jun luôn giữ gìn rất cẩn thận bộ card có những chữ cái tôi tặng như một món đồ chơi thú vị hay những khi đi siêu thị cùng con, tôi thường chỉ những chữ cái đầu nhãn hiệu, đọc nó cho con và hỏi “Jun có biết từ mẹ vừa đọc bắt đầu bằng chữ cái nào không nhỉ?”


Dạy trẻ tập đọc cần có những ví dụ cụ thể sinh động (ảnh minh họa)

2. Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn

Trẻ học chữ ban đầu không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đó là điều hiển nhiên. Những khi Jun phát âm sai, tôi thường không la mắng hay bắt con đọc đi đọc lại cho đến khi chính xác. Những hình phạt này vô hình sẽ làm giảm hứng thú học tập của con. Các mẹ hãy coi đây chỉ như một bước tiến xa hơn trong quá trình tập đọc, không phải là mục địch cuối cùng. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, bé sẽ tự sửa chữa và hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

3. Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

Hẳn các mẹ đều nhận thấy sách giáo khoa luôn luôn dạy chữ viết hoa trước chữ viết thường? Tuy nhiên theo thống kê, chữ viết hoa chỉ chiếm 5% trong mọi văn bản hay sách báo, hay truyện đọc. Do vậy, tôi đã quyết định cho Jun làm quen với những chữ cái ở dạng viết thường trước. Chữ viết thường rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc của trẻ.

4. Hãy để con đọc và viết cùng một lúc

Trẻ nhỏ sẽ biết đọc nhanh hơn nếu cùng tập đọc và viết một lúc. Khi cho Jun đọc sách, tôi luôn khuyến khích con đồng thời đánh vần và viết chữ cái đó ra. Điều này sẽ kích thích trí não và giúp trẻ nhớ lâu bởi vừa đọc vừa viết chẳng khác nào “học đi đôi với hành”.

5. Đọc sách cho con nghe hàng ngày

Việc đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày thực tế không thể giúp con bạn biết đọc. Tuy vậy, nó lại có một tác dụng to lớn trong việc tạo niềm yêu thích và hứng khởi với sách và các chữ cái cho con. Trong khi đọc truyện cho Jun, tôi luôn tạo sự tương tác, hỏi con những nội dung có trong truyện. Điều này giúp Jun hiểu hơn những gì con được nghe. Mặt khác, tôi luôn cố gắng làm gương cho con. Dù rất bận rộn, tôi luôn để Jun thấy mình đang đọc sách mỗi ngày. Các mẹ có thể đọc báo, tạp chí, sách dạy nấu ăn hay tiểu thuyết… Trẻ sẽ thấy đọc sách là một việc tốt mà người lớn cũng luôn làm hàng ngày để từ đó noi theo.

Trẻ con thường còn rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, mẹ cần kiên nhẫn khi dạy con tập đọc. Dù dạy con theo phương pháp nào, các mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ mà tôi luôn tâm niệm.
 

Dạy trẻ học chữ: Cách quen mà lạ 
 

Trong thời gian này, trẻ học được hơn 6.000 từ. Nhiều trẻ bắt đầu biết nhận mặt chữ cái, viết một vài chữ hay đọc một vài từ.

Môn âm học giúp trẻ hiểu được chữ cái trong bảng mẫu tự và âm thanh của mỗi từ. Khi trẻ có thể liên hệ được âm thanh với cách viết là lúc chúng có thể giải mã được từ ngữ.

Mặc dù chưa có thống nhất về việc nên dạy cho trẻ từ nào trước, thì thường trẻ vẫn muốn học những chữ cái quan trọng với chúng. Trẻ sẽ muốn học cách viết tên mình và những từ như "bố", "mẹ", thậm chí là tên của con cún yêu.

 

Dạy trẻ học chữ: Cách quen mà lạ - 1
 
Từ lúc mới sinh cho đến khi 5-6 tuổi, trẻ em trải qua sự phát triển ngôn ngữ thần kỳ. (Ảnh minh họa).

Khi bạn dạy trẻ học chữ cái, hãy làm theo những cách sau:

- Đọc tên của chữ cái trước. Có thể cho trẻ học chữ viết hoa trước rồi mới đến chữ thường.

- Cho trẻ học bài hát bảng chữ cái khi chỉ vào từng từ.

- Tập trung vào hình dáng của mỗi chữ cái. Cho trẻ biết một số chữ chỉ gồm đường thẳng như A, E, chữ khác lại có đường cong như C, O, còn có chữ có cả đường cong lẫn đường thẳng như B, D, và P.

- Bắt đầu với những âm thanh nối tiếp. Khi trẻ đã biết tên các chữ cái và bạn dạy cho trẻ cách kết hợp âm thanh với cách viết, hãy bắt đầu bằng những phụ âm có âm thanh liên tiếp, như F, L, M, N, R và S.

Hãy đảm bảo mỗi lần học là một lần vui. Học chữ cái cũng tốt, nhưng cho trẻ đọc những quyển sách hay cũng rất hữu ích.


Tham khảo thêm nguyên tắc giúp trẻ tự học giỏi

 

Bước vào lứa tuổi đến trường là bé bắt đầu làm quen với môi trường khác ngoài gia đình. Bé có nhiều điều mới mà bé phải học là thói quen tự học để lĩnh hội tốt nhất những kiến thức mà môi trường mới mang lại.

Vì sao bé cần tự học?

Bé Minh Anh, con gái chị Minh Phương đã bước vào lớp 5 nhưng ngày nào chị Phương và ba bé cũng phải nhắc nhở rất lâu bé mới chịu ngồi vào bàn học. Chưa kể khi gặp bài toán nào hơi khó một chút, cô bé đã nhanh chóng đầu hàng và thường ngồi vẩn vơ đợi ba hoặc mẹ tới hỏi.

Chị Minh Phương chép miệng than: “Hồi trước khi con mới bắt đầu đi học, cả hai vợ chồng đều bận rộn với công việc nên không rèn cho bé thói quen tự học mà cứ giờ nào rảnh mới lôi sách vở ra kiểm tra cho bé. Thế nên bây giờ nhìn con hàng xóm cứ đến giờ là tự động ngồi vào bàn học mà “hối không kịp”.

Dù biết muộn và sẽ khó khăn nhưng chị Phương đã quyết định chấp nhận giảm lương, xin cơ quan về sớm mỗi buổi chiều để giải quyết việc nhà, dành thêm thời gian rèn thói quen tự học cho con gái.

Bất kỳ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình học giỏi hơn người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách dạy con để giúp trẻ phát huy được khả năng của bản thân. Một trong những khó khăn ấy là rèn cho con thói quen tự học.

Nhiều người lầm tưởng tự học đơn giản chỉ là con biết ngồi vào bàn học đúng giờ và hoàn thành các bài tập mà giáo viên trên trường giao cho. Tuy nhiên, không đơn giản như thế. Tự học chính là quá trình bé học cách tự sắp xếp và lên kế hoạch thực hiện lĩnh hội kiến thức theo các cách riêng của mình.

Bé có thể tự mình hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất của việc tự học là phẩm chất tò mò, ham học hỏi, ham tìm hiểu kiến thức ở bé.


Luôn có những bí kíp hay để bé tự học khi không có cha mẹ kè kè bên cạnh. (Ảnh minh họa)

5 nguyên tắc giúp trẻ rèn thói quen tự học

1. Để trẻ tự xây dựng thời gian biểu

Thông thường, cha mẹ hay ép con vào một khuôn khổ nhất định do bản thân họ nghĩ ra, tuy nhiên liệu giải pháp đó có khả thi hay không? Ngược lại, vì quá bị ràng buộc nên nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi, hay cáu gắt và đến một lúc nào đó, không bằng cách này hoặc cách khác, trẻ cũng sẽ cố gắng tìm cách thoát ra sự ràng buộc đó.

Vậy tại sao bạn lại không để trẻ tự do xây dựng thời gian biểu? Đối với trẻ lớp 1, bé đã có thể tự xây dựng thời gian biểu cho mình, điều này sẽ giúp các bé tự chủ động hơn cho công việc của mình. Phụ huynh chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý hơn mà thôi.

2. Điều chỉnh bài vở theo năng lực của trẻ

Để giúp trẻ tự học một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu năng lực thực sự của con mình đã đạt được chuẩn kiến thức chưa? Nếu đã hoàn thành xuất sắc, cần tăng thêm bài tập ở nhà hoặc giải các bài nâng cao.

Trường hợp con bạn chưa đạt được chuẩn, không nên ép con học quá sức, cũng không nên giao nhiều bài tập mà chỉ tập trung vào những bài cơ bản nhất để trẻ tiếp thu được kiến thức.

3. Đừng từ chối hoặc cáu bẳn trước các câu hỏi của bé

Lứa tuổi mầm non và cấp 1, trẻ thường rất hiếu động và luôn hỏi các câu hỏi như vì sao, thế nào. Nhiều bậc phụ huynh vì quá bận công việc nên khi gặp những câu hỏi liên tiếp của con thì sinh bực mình, quát mắng con trẻ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sợ hỏi của con bạn, khi đến lớp trẻ cũng sẽ không dám hỏi những vấn đề chưa hiểu với cô giáo.

Cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc của con mọi lúc mọi nơi, không nên trả lời “không biết” đối với trẻ. Khi không tìm ra câu trả lời, cha mẹ có thể nói với con cùng mình đi tìm câu trả lời.

4. Nâng cao khả năng tự tìm tòi, học hỏi

Để rèn cho trẻ tinh thần tự giác học, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích thế nào là tự học? Đó là cách chủ động tìm tòi, biết vận dụng những cái đã học vào cuộc sống, biết tham khảo cái của người khác để tìm ra cái của mình.

Một bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu các bé giải nhiều cách khác nhau. Với nhiều câu hỏi, phụ huynh cũng nên yêu cầu bé giải đáp trước để kiểm tra xem cách nhìn nhận vấn đề của trẻ có đúng với thực tế hay không, sau đó phụ huynh mới diễn giải cho trẻ nghe ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

5. Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội

Cha mẹ nên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi dã ngoại cùng với gia đình hoặc với bạn bè để trẻ vừa thư giãn vừa học hỏi những kiến thức ngoài sách vở.

Cha mẹ cũng nên để trẻ trồng cây xanh, tham gia các lớp ngoại khóa để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng đội nhóm…

Tổng số điểm của bài viết là: 37 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập71
  • Hôm nay2,129
  • Tháng hiện tại18,940
  • Tổng lượt truy cập3,496,740
Thực đơn
Bữa sáng:

- Súp óc heo bí đỏ
- Sữa bột: Enpha+

Bữa trưa:

- Cơm
- Mặn: Xúc xích, cà rốt, bắp non, nấm đông cô, sả
- Canh: Chua ếch lá giang- cà chua, giá-rau thơm    

Bữa xế:

Bánh plăn
 

Bữa chiều:

- Bánh phở cá diêu hồng- cải xanh      
 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây