PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN HOA CÚC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QĐ-MNHC Định Hòa, ngày 16 tháng 9 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC Về việc Ban hành Quy tắc ứng xử trong nhà trường
Căn cứ thông tư số 06/2019 ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo; Căn cứ Điều lệ trường Mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non; Căn cứ vào đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy tắc ứng xử trong nhà trường” bao gồm 03 Chương và 10 Điều. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Hoa Cúc có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:HIỆU TRƯỞNG – Ban giám hiệu; – Công đoàn, chi đoàn, các tổ CM; – Lưu VT.
Lê Thị Thại
PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚCĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON (Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ -MNHC ngày 16 tháng 9 năm 2019 của trường Mầm non Hoa Cúc)
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định Quy tắc ứng xử trong Trường Mầm non Hoa Cúc Thành phố Thủ Dầu Một 2. Ngoài việc thực hiện quy tắc ứng xử của nhà trường được quy định tại văn bản này cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên còn thực hiện nghiêm túc theo các quy định của các cấp có thẩm quyền. 3. Đối tượng áp dụng bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Điều 2. Mục đích xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường 1. Quy định các chuẩn mực về đạo đức và ứng xử của cán bộ, nhà giáo khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh và trong quan hệ xã hội. Đồng thời qui định các chuẩn mực về ứng xử văn hóa của học sinh với cô giáo, nhân viên trong trường và khách đến trường, trong gia đình, ngoài xã hội. 2. Là căn cứ để nhà trường xử lý trách nhiệm khi cán bộ, viên chức vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xử sự trong thực hiện nhiệm vụ và trong các mối quan hệ công tác, đồng thời là căn cứ để đánh giá, xếp loại và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, viên chức. 3. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và các mối quan hệ công tác của cán bộ, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng. 4. Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy tắc ứng xử trong nhà trường 1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc. 2. Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong nhà trường đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình. 3. Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu trong nhà trường. 4. Nội dung dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với cấp học. 5. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong nhà trường. Chương II. NỘI DUNG QUY TẮC ỨNG XỬ Điều 4. Quy tắc ứng xử chung 1. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học. 2. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm, đoàn kết chia sẻ và giúp đỡ mọi người. 3. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp. “trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”. 4. Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường và tính chất công việc; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. 5. Không sử dụng trang phục gây phản cảm trước học sinh và phụ huynh. 6. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong nhà trường theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. 7. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. 8. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. 9. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể. Điều 5. Ứng xử của cán bộ quản lý trong nhà trường 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành. 2. Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi. Nắm được tâm tư, nguyện vọng; chân thành động viên, chia sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc có biện pháp quản lý, điều hành phù hợp, nhằm phát huy khả năng, phát huy dân chủ, tạo điều kiện tự học, tự rèn luyện và phát huy tính sáng của giáo viên, nhân viên; tôn trọng và tạo niềm tin cho viên chức, nhân viên khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; hướng dẫn thực hiện tốt nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn; bảo vệ danh dự của viên chức, nhân viên khi bị phản ảnh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật. 3. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi. 4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Điều 6. Ứng xử của giáo viên 1. Ứng xử với trẻ: Đối với trẻ em: Thương yêu, dịu dàng, nghiêm khắc với trẻ em; sẵn sàng bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng cho trẻ em. - Trong mọi tình huống, mỗi giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với trẻ lên hàng đầu. - Giáo viên luôn tôn trọng ý kiến của từng cá nhân trẻ; luôn lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của trẻ. Ứng xử thân thiện, gần gũi, không xúc phạm danh dự, thân thể, không phân biệt đối xử đối với trẻ. - Giáo viên phải thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi trẻ; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ chậm tiến bộ; luôn tạo cơ hội cho trẻ học tập.Tôn trọng nhân cách của trẻ, mềm mỏng không có thái độ trù dập học sinh. - Giáo viên luôn chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh tận tình như con em mình, từ lúc đón trẻ, chăm sóc ăn uống, giấc ngủ, vệ sinh, các hoạt động của trẻ luôn có giáo viên bên cạnh, (cô giáo luôn là người mẹ thứ 2 của trẻ). - Giáo viên luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho trẻ noi theo. 2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý. - Các chỉ thị, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. - Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo. Đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ danh dự, uy tín cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên. - Khi gặp cấp trên phải chào hỏi thân mật, nghiêm túc, lịch sự. 3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết. - Trong quan hệ đồng nghiệp, công chức, viên chức, nhân viên phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường. - Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. - Ý thức tôn trọng tổ chức, kỉ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân, gần gũi với mọi người. - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. - Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp. - Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; không bè phái gây chia rẽ nội bộ. Hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. - Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha, mẹ học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo... - Thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ trẻ tham gia hoạt động. - Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. 5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. - Văn minh lịch sự khi giao tiếp, luôn thể hiện thái độ cử chỉ lới nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẽ, bình tĩnh trong moi tình huống. Không to tiếng hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác, tuyết đội không cung cấp thông tin nội bộ của nhà trường, viên chức cho người khác biết ( trừ khi có chỉ thị của hiệu trưởng) - Công tâm tận tụy khi thực hiện công việc. Nhanh chóng khoa học chính xác khi giải quyết công việc. - Thấu hiểu và chia sẽ tháo gỡ khó khăn vướn mắc, hướng dẫn tận tình chu đáo cho người đến liện hệ, giao dịch. - Tôn trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách. Trong khi thực hiện công việc, nếu đế các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do. Điều 7. Ứng xử của nhân viên 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực. 2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi. 3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm. 4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại quy tắc ứng xử này. Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản ánh với lãnh đạo nhà trường. Điều 9. Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Qui tắc này, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công khai Qui tắc này trên Website của trường Kiểm tra giám sát việc thực hiện Qui tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Điều 10. Hiệu lực thi hành. Quy tắc này được thông qua và áp dụng thực hiện kể từ ngày ký Quyết định ban hành. Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh qui định thì sẽ được rà soát bổ sung hàng năm vào dịp Hội nghị công chức, viên chức và người lao động cho phù hợp, mọi sự thay đổi được ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng quyết định thực hiện./. HIỆU TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
Số: 06/2019/TT-BGDĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2019
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”; Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1450/LĐTBXH-VP ngày 12 tháng 4 năm 2019 về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục). 2. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục, gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); cơ sở giáo dục thường xuyên và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục 1. Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục. 2. Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Điều 3. Nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục 1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc. 2. Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình. 3. Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục. 4. Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền. 5. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục. Chương II. NỘI DUNG QUY TẮC ỨNG XỬ Điều 4. Quy tắc ứng xử chung 1. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học. 2. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. 3. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp. 4. Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. 5. Không sử dụng trang phục gây phản cảm. 6. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. 7. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. 8. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. 9. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể. Điều 5. Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành. 2. Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi. 3. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi. 4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Điều 6. Ứng xử của giáo viên 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học. 2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý. 3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết. 4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. 5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Điều 7. Ứng xử của nhân viên 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực. 2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi. 3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm. 4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. Điều 8. Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên 1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực. 2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác. 3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương. 4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép Điều 9. Ứng xử của cha mẹ người học 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực. 2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm. Điều 10. Ứng xử của khách đến cơ sở giáo dục 1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực. 2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm. Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này. Điều 12. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo 1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai, thực hiện quy định này tại đơn vị. 2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử tại cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục 1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở giáo dục quy định cụ thể Bộ Quy tắc ứng xử để thực hiện trong cơ sở giáo dục. 2. Công khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại bảng tin của cơ sở giáo dục; thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 3. Tổ chức thực hiện, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Bộ Quy tắc ứng với cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ mỗi năm học. 4. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể trong triển khai Bộ Quy tắc ứng xử theo quy định. Điều 14. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 5 năm 2019. 2. Các quy định trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH;
- Hội đồng QGGDPT nhân lực;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cơ quan TW của các đoàn thể
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công đoàn giáo dục Việt Nam;
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cổng Thông tin Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCTHSSV.