Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Thứ bảy - 18/02/2017 12:13
phòng và trị bệnh cho bé
phòng và trị bệnh cho bé

Bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa là căn bệnh rất hay xảy ra ở trẻ, khi thời tiết chuyển mùa, các bé do hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, sổ mũi, viêm xoang cấp… Mời các mẹ hãy cùng phunuso.net tham khảo cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho bé được tư vấn bởi các bác sỹ đầu ngành về nhi khoa.
Trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2 – 4 lần mỗi năm và con số này còn cao hơn rất nhiều đối với trẻ em. Theo thống kê được nghiên cứu bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần.

Tùy theo từng lứa tuổi và cơ địa của trẻ và tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ khác nhau.

Viêm mũi họng do virus

  • Sau khi bị lây nhiễm 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện của cảm lạnh với các triệu chứng thường gặp như:
  • Ngạt mũi, hắt hơi, nhảy mũi, chảy nước mũi. Ban đầu bé sổ mũi trong, sau đó nước mũi chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng trong vòng 2 – 3 ngày.
  • Trẻ có thể biếng ăn, ăn uống ít lại, khóc khi ăn do bị đau họng, nuốt khó, nuốt vướng.
  • Ho xuất hiện sau 4- 5 ngày do họng bị kích thích và nước mũi chảy xuống họng.
  • Bên cạnh đó trẻ có thể sốt (thường chỉ sốt nhẹ, nhưng đôi khi có thể lên đến 39-40°C), nhức đầu, viêm kết mạc mắt (sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt), hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…
  • Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày và bé sẽ nhanh chóng hồi phục.
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa phần 1

Viêm họng do vi khuẩn

  • Không có một tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt giữa viêm họng do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng viêm họng do vi khuẩn được nghĩ đến khi triệu chứng viêm mũi họng kéo dài hơn 10 ngày hay tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu đi sau 5-7 ngày đầu.

Viêm mũi xoang cấp ở trẻ

  • Biểu hiện thường tương tự với viêm mũi họng cấp nhưng triệu chứng dường như cải thiện trong vòng một tuần sau đó lại trở nên xấu đi.
  • Trẻ ngạt mũi, sổ mũi nhiều và kéo dài, nước mũi đục có màu vàng hoặc xanh. Tuy nhiên màu sắc của nước mũi không giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm mũi kéo dài trẻ có thể bị giảm hay mất khả năng nhận biết mùi.
  • Đôi khi trẻ có thể mô tả được cảm giác nặng đầu, đau sau hốc mắt, đau tức vùng mặt, đau răng….
  • Trẻ có cảm giác rát hay khô họng do họng bị kích thích bởi dịch nhầy từ trên mũi xuống hay mũi bị ngạt mũi nhiều khiến trẻ phải thở bằng miệng.
  • Ngoài ra trẻ còn có thể sốt, ho (ho thường vào ban ngày, kéo dài trên 10 ngày), hôi miệng, mệt mỏi…

Trẻ bị viêm thanh thiệt cấp

  • Theo thống kê, tỉ lệ trẻ viêm thanh thiệt ở từng quốc gia khác nhau. Trung bình cứ 100.000 trẻ sẽ có 6 -14 trẻ mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2-7 tuổi, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi lên ba.
  • Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Triệu chứng xuất hiện đột ngột, trẻ có các triệu chứng như sốt cao; hạch cổ hai bên; miệng ứ đọng nhiều nước bọt do đau họng, nuốt vướng, nuốt khó; thay đổi giọng nói hay mất tiếng; ho khan, khó thở… Bệnh diển tiến nhanh và nặng, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp.

Viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp

  • Mọi người đều có thể mắc bệnh, độ tuổi thường gặp từ 6 tháng đến 6 tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ lên hai.
  • Sau vài ngày khởi bệnh với triệu chứng cảm lạnh hay viêm mũi họng thông thường, tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Trẻ khàn tiếng hoặc mất tiếng, thở rít, khò khè, thở co lõm hõm ức, ho…
  • Trẻ thường ho khan, tiếng ho ong ỏng như chó sủa. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện nhiều lần, nhất là trong đêm.
  • Khó thở, thở nhanh, ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ cũng là những dấu hiệu thường gặp. Trường hợp nặng bé có thể vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ và cơ chế lây bệnh

Hoạt động của hệ hô hấp của trẻ

  • Là một trong những cơ quan trọng yếu quyết định sự tồn tại của cơ thể, hệ hô hấp đảm nhận chức năng xử lý không khí, cung cấp oxy và loại bỏ khí thải giúp duy trì sự sống. Để đảm bảo chức năng này, hệ hô hấp như một cỗ máy hoàn chỉnh hoạt động khép kín gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng.
  • Không khí khi hít vào sẽ được các cơ quan thuộc đường hô hấp trên (mũi, các xoang cạnh mũi, hầu họng, thanh quản) lọc sạch, làm ẩm và sưởi ấm trước khi theo khí quản đến phổi (đường hô hấp dưới) rồi theo mạch máu đi khắp cơ thể. Lượng khí thải sẽ theo máu trở về phổi và đi qua đường hô hấp trên để thoát ra môi trường bên ngoài. Do vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là gì?

  • Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.
  • Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên. Trong đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virus như Influenza, Parainfluenza, hợp bào hô hấp (RSV), Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…. Đôi khi còn có sự tham gia của các vi khuẩn như phế cầu ( Streptococcus pneumoniae), liên cầu nhóm A ( Streptococcus pyogenes), Hemophilus influenza, B. catarrhalis…
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa phần 2

Trẻ bị lây nhiễm bệnh như thế nào?

  • Trẻ bị nhiễm bệnh khi hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc do bé cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.
  • Bệnh có thể gặp ở bất kỳ trẻ nào và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bé sinh sống ở những nơi chật hẹp, đông người, môi trường bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém. Trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng, không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, suy dinh dưỡng, cơ địa suy giảm miễn dịch hay có các bệnh lý mạn tính khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác và diễn tiến bệnh thường có khuynh hướng trầm trọng hơn.

Cách phòng viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi chuyển mùa

  • Mưa xen lẫn nắng nhẹ là thời tiết phổ biến trên cả nước trong thời gian gần đây. Hình thái thời tiết này còn có thể kéo dài trong thời gian sắp tới. Đây là điều kiện cho nhiều bệnh tật phát triển, trong đó viêm đường hô hấp trên ở trẻ là một trong số những bệnh đang diễn ra phổ biến trong thời gian này.
  • Theo các bác sỹ, viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản và viêm xong. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng viêm đường hô hấp trên cũng gây không ít phiền toái cho người bệnh. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời vi khuẩn cũng có thể đi vào máu gây nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm màng não…
  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ em có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp trên cao hơn người lớn rất nhiều và đây là một trong những bệnh phổ biến trong thời điểm giao mùa như hiện nay. Vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên thường xuyên theo dõi và chăm sóc các em nhỏ đẻ phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở trẻ.
  • Theo Bác sỹ Chu Thị Việt Hà, Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi, vì vậy việc theo dõi con là rất quan trọng. Nếu bố mẹ thấy con bú kém, bỏ bú hay thở nhanh, gật gù theo nhịp thở hoặc lồng ngực rút lõm khi thở thì phải đưa con đến viện ngay.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ được các bác sỹ khuyến cáo:

  1. -Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi.
  2. -Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  3. -Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng
  4. -Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng Quốc gia.
  5. -Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mỗi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
  6. -Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
  7. -Không hút thuốc lá và giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
  8. -Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh.
  9. -Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Trên đây là một số lời khuyên của các chuyên gia bác sĩ nhi đồng về cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ khi giao mùa, nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi  hoặc chát trực tuyến với chuyên gia để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của trẻ nhé. Chúc các mẹ và các trẻ luôn mạnh khỏe!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay2,214
  • Tháng hiện tại20,645
  • Tổng lượt truy cập3,430,468
Thực đơn
Bữa sáng:

-Mẫu giáo: Bánh mì + ốp la  
-Nhà trẻ: Cháo trứng gà khoai tây
-Sữa bột: Growplus

Bữa trưa:

-Cơm 
-Mặn: Ếch kho sả nghệ
-Canh: Súp Rau củ thập cẩm  

Bữa xế:

 Yaourt

Bữa chiều:

-Mì trứng bò viên, cà rốt, nấm rơm, cải soong

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây